TIẾP BƯỚC TRUYỀN THỐNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP In trang
02/03/2025 04:37 SA

TIẾP BƯỚC TRUYỀN THỐNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP

Lịch sử ngày 8/3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm cho chúng.

1Phụ nữ Việt Nam ngày càng phát huy được vai trò và vị thế.

Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8/3 năm 1899, nữ công nhân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại hai thành phố Chi-ca-gô và Nữu Ước. Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước có nền kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Trong phong trào đấu tranh giai cấp lúc đó đã xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc, đó là bà Cla-ra Zet-kin (Đức) và bà Rô-gia Lúc-xăm-bua (Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907, hai bà đã cùng phối hợp với bà Crup-xkai-a (vợ đồng chí Lê-nin) vận động thành lập Ban "Thư ký phụ nữ quốc tế". Bà Cla-ra Zet-kin được cử làm Bí thư.

Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế Xã hội chủ nghĩa họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày "Quốc tế phụ nữ", ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu:

- Ngày làm 8 giờ.

- Việc làm ngang nhau.

- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là ngày biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, cũng tương tự như ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, là ngày tôn vinh và thể hiện sự yêu thương và trân trọng phái đẹp. Bởi trong quá khứ, hiện tại và tương lai, phụ nữ luôn là một phần không thể thiếu và mang đến những cống hiến to lớn cho xã hội.

Ngày 8/3 còn là ngày kỉ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, phụ nữ cũng góp phần không nhỏ vào chiến thắng của toàn bộ dân tộc. Từ những nữ dân quân tự vệ, những cô gái mở đường tự nguyện tham gia cách mạng, các bà, các mẹ, các chị gia tăng sản xuất phục vụ kháng chiến. Đến những bà mẹ Việt Nam anh hùng coi bộ đội như con, sẵn sàng giúp đỡ, thậm chí là hy sinh cả tính mạng để quân ta có cơ hội chiến thắng.

Chủ nghĩa yêu nước truyềền thốống của Việệt Nam mãi muôn đời lưu danh, khắc ghi công ơn và noi theo gương sáng của các bà, các mẹ, các chị Thái hậậu Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan, Huyềền Trân công chúa, Nữ tướng Bùi Thị Xuân, Nguyễễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, tướng Nguyễễn Thị Định, các Mẹ Việệt Nam anh hùng mà tiêu biểểu là sự hy sinh vô bờ của Mẹ Việệt Nam anh hùng Nguyễễn Thị Thứ,..

Ngày 8/3/1965, đánh giá cao cống hiến của phụ nữ miền Nam Đảng, chính phủ và Bác đã tặng bức trướng thêu 8 chữ vàng "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang" và Nhà nước đã tặng Phụ nữ miền Nam Huân chương "Thành đồng" hạng nhất. Ngày 4/10/1997, chính phủ Việt Nam đã có quyết định phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ tại Việt Nam.

Trong giai đoạn hiện nay, phụ nữ Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Trong lĩnh vực chính trị, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đã có những bước tiến đáng kể, chiếm khoảng 26,7%, một con số thể hiện sự cải thiện so với các giai đoạn trước, nhưng vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng thực sự của phụ nữ. Theo số liệu thống kê của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tính đến tháng 6/2024, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp là: 15,96% với cấp tỉnh, 19,63% với cấp huyện, và 24,77% với cấp xã.

Trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, phụ nữ đã và đang đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế hiện đại. Họ không chỉ tham gia vào các ngành nghề truyền thống mà còn dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao, khởi nghiệp và kinh tế số. Phụ nữ hiện diện không chỉ với tư cách là lực lượng lao động chủ chốt mà còn là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và những người tiên phong trong đổi mới sáng tạo. Đáng chú ý, trong bối cảnh chuyển đổi số, phụ nữ đã bắt đầu đảm nhận những vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, thương mại điện tử và dịch vụ kỹ thuật số. Những bước tiến này không chỉ giúp gia tăng sự hiện diện của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế mới mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững và thúc đẩy đổi mới của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nhờ vào các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, phụ nữ Việt Nam đang ngày càng có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế số và công nghệ hiện đại, khẳng định rõ vị thế và vai trò của mình trong thời đại mới.

Phụ nữ đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong các phong trào xã hội, công tác từ thiện và các hoạt động bảo vệ môi trường. Đặc biệt, trong các chương trình phát triển nông thôn mới, phụ nữ là lực lượng nòng cốt trong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho cộng đồng. Trong các ngành nghề sản xuất, dịch vụ và công nghệ, phụ nữ không chỉ là người lao động mà còn là những người quản lý, dẫn dắt và đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng và những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, phụ nữ Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình, trở thành một lực lượng quan trọng trong công cuộc xây dựng một Việt Nam bền vững và phát triển.

Nguồn: Thông tin nội bộ tháng 3/2025 - Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lâm Đồng

Lượt xem: 31
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001144794
  •  Đang online: 29
  •  Trong tuần: 2.457
  •  Trong tháng: 1.019
  •  Trong năm: 141.818